MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG

Lượt xem:

Đọc bài viết

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆM FB
1. Xóa ứng dụng mạng xã hội
Hãy gỡ bỏ bất kỳ ứng dụng mà bạn tốn thời gian nhất ra khỏi thiết bị di động. Nên nhớ, chúng có thể được tải lại một cách dễ dàng bất kỳ lúc nào hoặc truy cập trên trình duyệt. Thay vì bấm vào biểu tượng để vào xem ngay mà phải gõ địa chỉ trong trình duyệt, bạn sẽ không còn động lực để lên “phây” mỗi khi rảnh rỗi nữa.
2. Nhờ bạn bè đổi mật khẩu
Hãy tìm một người bạn có thể tin tưởng được và nhờ họ thay đổi mật khẩu tài khoản mạng xã hội yêu thích. Sau đó, đặt ra một khoảng thời gian trong tương lai (ví dụ tuần sau hoặc tháng sau) để họ tiết lộ mật khẩu mới với bạn.
3. Bỏ theo dõi các tài khoản cập nhật liên tục
Điều khiến mạng xã hội thú vị hơn là bạn có thể ngồi nhà và theo dõi tin tức của bạn bè hay các ngôi sao, website hài hước… Nếu muốn “cai nghiện”, bạn hãy ngay lập tứ ngừng theo dõi những trang này. Chắc chắn, lướt Facebook sẽ nhàm chán hơn nhiều, làm bạn không muốn tiếp tục nữa.

NHỮNG TÁC HẠI KHI XEM NHIỀU PHIM

Việc xem quá nhiều phim một lúc gây ra hậu quả khôn lường cho sức khỏe.
Để nghiên cứu về ảnh hưởng của việc xem phim quá độ tới sức khỏe người xem, những nhà khoa học thuộc trường ĐH Texas (Mỹ) đã thực hiện một cuộc khảo sát trên mạng với hơn 300 thanh niên có độ tuổi từ 18 – 29.
Và kết quả của cuộc điều tra này đáng để chúng ta phải suy nghĩ lại về thói quen xem phim của mình.
Đầu tiên, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người xem phim quá độ có xu hướng trở nên cô đơn và trầm cảm. Theo các chuyên gia: “Ngoài sự ám ảnh, quá khích và đắm chìm do xem phim quá độ gây ra, người xem còn có thể hình thành những cảm xúc tiêu cực, từ đó dẫn đến cảm giác cô đơn, trầm cảm”.
Cụ thể, những ứng viên tham gia khảo sát sẽ cho biết số tập phim họ xem trong một lần và tần suất cảm thấy cô đơn hoặc buồn bã của họ. Kết quả cho thấy, những người có xu hướng xem phim quá độ thường là những người cảm thấy cô đơn và tuyệt vọng hơn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy những người này gặp phải vấn đề về khả năng kiểm soát bản thân. Cụ thể, họ không thể “dứt áo ra đi” khi đang xem phim, ngay cả khi đang rất buồn ngủ hoặc có việc quan trọng khác cần làm, chẳng hạn như bài tập hoặc công việc.
Và cuối cùng, chúng ta khi xem phim đều có cảm giác rất “buồn mồm”, do đó thường tìm đến các đồ ăn vặt như bỏng ngô, thịt bò khô, bim bim…
Thế nhưng, xem phim là một hoạt động thụ động nên bạn sẽ chỉ ngồi một chỗ hoặc nằm và “ngốn” thêm một lượng lớn calories.
Hệ quả tất yếu của chuyện này đó là nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề về sức khỏe khác sẽ tăng cao. Đồng thời, việc xem phim quá độ cũng có thể trở thành một thói quen gây nghiện như dùng chất kích thích, bởi nó kích hoạt trung khu tưởng thưởng trong não bộ, khiến chúng ta không thể dứt ra.
Thêm vào đó, việc ngồi lâu trước ánh sáng của màn hình tivi hoặc máy tính cũng gây ảnh hưởng đến não cũng như đau đầu, mỏi mắt, mất ngủ, rối loạn nội tiết tố.
Tạm kết
Dù thế nào, các nhà khoa học cũng phải công nhận rằng xem phim có thể là một phương tiện kết nối người xem với bạn bè và những người có chung sở thích.
Tuy nhiên, điều này chỉ có ích khi và chỉ khi các bạn có một cách xem phim phù hợp, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc hay việc học của bản thân mà thôi.