ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK 2 MÔN NGỮ VĂN – K11,K12
Lượt xem:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2017-2018
Môn Ngữ văn – Lớp 11
(Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Có đến 68,3% người tham gia khảo sát nói họ thường chứng kiến việc cãi vã
nhau sau khi va quẹt xe trên đường, trong khi cách “xin lỗi nhau và bỏ qua” chỉ chiếm
31,7% số ý kiến. Đó là kết quả cuộc khảo sát nhanh trên một mẫu gồm 60 người dân
thuộc các ngành nghề khác nhau đang cư trú tại 18 quận, huyện của TP.Hồ Chí Minh.
Khảo sát nhằm tìm hiểu cách ứng xử của người dân trong bối cảnh số lượng xe lưu
thông với mật độ dày đặc trên đường phố tại TP.Hồ Chí Minh thì việc va quẹt xe khi
tham gia lưu thông là điều khó có thể tránh khỏi. [… ]
Trả lời câu hỏi “Ứng xử thế nào khi có va quẹt xe và bị đe dọa hành hung?”,
72% số người trả lời đã chọn cách “nhờ người xung quanh giúp đỡ” và 70% cho biết
sẽ “gọi cảnh sát giao thông hoặc gọi 113” để nhờ giúp đỡ. Như vậy đa số người chọn
cách nhờ sự trợ giúp của người khác hoặc của cảnh sát giao thông hay “nhẹ nhàng
giải thích, xin lỗi người đối diện cho họ bớt nóng” như ý kiến của chị Nguyễn Thị
Thanh Duyên (Q.Tân Bình). Nhưng bên cạnh những cách hành xử trên, cũng có nhiều
ý kiến cho cách ứng xử có thể dẫn đến hành vi bạo lực khi bị đe dọa hành hung với
42% số ý kiến cho biết họ “sẵn sàng tự vệ” khi bị đe dọa hành hung và đặc biệt có
8,3% số ý kiến cho biết họ “luôn mang theo phương tiện phòng thân khi đi đường”. Để
ứng xử cho phù hợp khi xảy ra va quẹt lúc đi đường, nhiều người trong cuộc khảo sát
đã cho rằng không nên dùng bạo lực mà nên chọn cách “một câu nhịn, chín câu lành”.
(Lê Minh Tiến, Tuổi trẻ)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Nêu nội dung của văn bản.
Câu 3. Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và nêu tác
dụng của nó.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (6 – 8 dòng) nêu suy nghĩ của anh/ chị để trả lời
câu hỏi trong bài viết: Ứng xử thế nào khi có va quẹt xe và bị đe dọa hành hung?
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.
—– HẾT—–
Họ và tên học sinh: …………………………………………… Số BD:………..
Lưu ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu, giáo viên không giải thích gì thêm./.
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Câu Nội dung Điểm
1 Phong cách ngôn ngữ báo chí 0,5
2 Nội dung của văn bản:
– Theo khảo sát, sau khi va quẹt xe, đa số người dân cãi nhau, có rất ít người
chọn cách xin lỗi và bỏ qua.
– Cũng theo khảo sát, có những khả năng nào thường xảy ra trong việc ứng xử
của người dân sau khi có va quẹt xe và bị đe dọa hành hung: nhờ người thân giúp
đỡ, gọi cảnh sát giao thông, dùng bạo lực hoặc xin lỗi.
1,0
3 – Biện pháp nghệ thuật liệt kê: các số liệu: 68,3%, 31,7%, 72%, 70%, 42%, 8,3%
hoặc các ý kiến: cãi vã nhau, xin lỗi nhau và bỏ qua, nhờ người xung quanh giúp
đỡ, gọi cảnh sát giao thông hoặc gọi 113, sẵn sàng tự vệ, luôn mang theo
phương tiện phòng thân khi đi đường.
– Tác dụng: Nhấn mạnh và làm nổi bật việc lựa chọn cách hành xử sau khi có va
quẹt hoặc bị đe dọa hành hung sau khi va quẹt trên đường của người dân.
1,0
4 Yêu cầu: Bày tỏ được suy nghĩ tích cực khi có va quẹt xe và xử lý tình huống
hợp lí khi bị đe dọa hành hung.
1,5
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
– HS biết cách phân tích một tác phẩm thơ; biết xây dựng luận điểm, lựa chọn dẫn chứng
tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
– Hành văn trôi chảy, bài làm có bố cục rõ ràng.
2. Yêu cầu về kiến thức: HS cần phải đảm bảo các ý sau:
Phần Nội dung Điểm
Mở
bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu
– Bài thơ “Từ ấy” ghi nhận kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời CM của nhà thơ:
được đứng vàohàng ngũ của Đảng. Bài thơ có ý nghĩa mở đầu cho con đường
cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu
0.5
Thân
bài
a.Vài nét về nhan đề bài thơ:
“Từ ấy” là thời điểm “bén duyên” với cách mạng để hình thành nên một
hồn thơ thuộc về lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách
mạng và đời sống cách mạng.
0.5
b. Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng của Đảng (khổ 1)
– Hai câu đầu với bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên
của đời mình. Từ ấy là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời
cách mạng và đời thơ của Tố Hữu, khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động
tích cực trong phong trào thanh niên, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết
nạp vào Đảng
– Bằng những hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lí”, “chói qua tim”,
Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng
tâm hồn nhà thơ
– Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây đón ánh sáng mặt trời,
chính lí tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm
yêu đời, làmcho cuộc sống con người có ý nghĩa hơn.
1.5
c. Những nhận thức mới mẻ về lẽ sống (khổ 2) 1.5
– Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống
và sự gắn bó, hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người. Với
động từ“buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố
Hữu muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hòa với mọi
người.
– Nhà thơ khẳng định trong mối quan hệ với mọi người nói chung, nhà thơ
đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ.“Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một
khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với
nhau cùng phấn đấu vì mục tiêu chung
– Tố Hữu đã đặt minh giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần
chúng lao khổ, ở đấy Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ
bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm yêu mến, bằng sự giao cảm của những trái
tim
d. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu.(khổ 3)
– Nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình
quần chúng lao khổ.
– Tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ còn biểu hiện thật xúc động, chân
thành khi nói tới những “kiếp phôi pha” , những em nhỏ “không áo cơm cù bất
cù bơ”. Qua những lời thơ ấy cũng có thể thấy được lòng căm giận của nhà thơ
trước bao bấtcông, ngang trái trong cuộc đời cũ. Chính vì những kiếp người phôi
pha, những em nhỏ cù bất cù bơ mà người thanh niên Tố Hữu sẽ hăng say hoạt
động cách mạng.
1
e. Nghệ thuật
– Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn.
– Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc.
– Kết hợp bút pháp tự sự và trữ tình
0.5
Kết
bài
Bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu
gặp lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu đối với cuộc đời nhà thơ.
0.5
KHỐI 12
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2017-2018
Môn Ngữ văn – Lớp 12
(Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
[1] Hiện tượng đố kị trong đời sống đã có từ xưa. Thời Tam quốc có danh tướng
Đông Ngô là Chu Du, nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát Lượng tài
ba, Du đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài “đệ nhất thiên hạ”, nhưng lần
nào cũng bị thua. Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm kế sách hãm hại Gia Cát Lượng,
nhưng lần nào Lượng cũng đoán biết và thoát hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình không
bằng Gia Cát Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: “ Trời đã sinh Du, sao còn sinh
Lượng!”. Câu nói đó bộc lộ chân tướng của người đố kị: không chấp nhận thực tế người
khác hơn mình.
[2] Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không
thua kém chúng bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích
người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí
đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại.
Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại ngươi khác để thỏa
lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hy Lạp cổ đại A-ri-xtốt đã nói:
“Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà
còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị
là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.
[3]Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành
công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không
được thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể
dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng “ngoài
trời con có trời” (cao hơn), “ngoài núi còn có núi” (cao hơn).
[4]Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao
thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ
giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.
(Theo Băng Sơn, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXBGD 2015, tr.96 – 97)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Dựa vào văn bản, anh /chị hãy nêu ngắn gọn nguyên nhân – hậu quả của thói
đố kị.
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng: “Tâm lí đố kị chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu
thắng”?
Câu 4. Trong văn bản, tác giả khẳng định: “Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc
phục”. Theo anh/chị làm thế nào để khắc phục tính xấu ấy? (Trình bày khoảng 8 – 10
dòng).
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài, từ đó nêu lên
ý nghĩa tư tưởng của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).
—– HẾT—–
Họ và tên học sinh: …………………………………………… Số BD:………..
Lưu ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu, giáo viên không giải thích gì thêm./.
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
1 Học sinh nêu được phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5
2 – Nguyên nhân của thói đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn mình;
không muốn nhìn thấy người khác thành công.
– Hậu quả của thói đố kị: làm cho kẻ đố kị không thanh thản, luôn dằn vặt đau
khổ một cách không chính đáng; có thể dẫn họ đến mưu đồ xấu xa, thậm chí
phạm tội ác.
0,5
0,5
3 Tác giả cho rằng tâm lí đố kị chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng bởi vì:
– Người đố kị và người hiếu thắng giống nhau ở chỗ: đều muốn chứng tỏ
mình không thua kém người khác, thậm chí hơn người.
– Lòng hiếu thắng và thói đố kị khác nhau ở chỗ: hiếu thắng kích thích người
ta phấn đấu, cạnh tranh lành mạnh nên có ý nghĩa tiến bộ, lòng đố kị lại khiến
người ta muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ của bản
thân nên mang tính chất tiêu cực.
1,0
4 HS có thể đưa ra những giải pháp khác nhau song cần hợp lí, có tính khả
thi (có thể trình bày theo hướng: con người cần nhận thức rõ bản thân, biết
thức tỉnh, đấu tranh với bản thân để vượt lên, từ bỏ thói xấu nguy hại này, học
cách thừa nhận năng lực của người khác, có tinh thần cầu thị, không ngừng
học hỏi để hoàn thiện mình…)
1,5
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
1. Yêu cầu kỹ năng
– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp…
– Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
2. Yêu cầu về nội dung
Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
Ý Nội dung Điểm
Mở
bài
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Minh Châu.
– Giới thiệu về nhân vật người đàn bà hàng chài.
– Từ hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài, nhà văn gợi lên bao suy
nghĩ về cuộc sống, về con người với tất cả nghịch lí éo le, với tất cả sự đa
dạng, phức tạp… mang tính triết lí và nhân văn sâu sắc.
0,5
Thân
bài
* Nhân vật người đàn bà hàng chài
– Dáng vẻ: trạc ngoài 40 tuổi, thô kệch, rỗ mặt, “khuôn mặt mệt mỏi”, tấm
lưng áo bạc phếch và rách rưới -> cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ.
0,5
– Có số phận bất hạnh: thường xuyên bị người chồng vũ phu đánh đập tàn
bạo “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, nhưng lại chịu đựng
một cách nhẫn nhục “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không
tìm cách chạy trốn”.
0,5
– Vẻ đẹp tâm hồn của chị:
+ Yêu thương con tha thiết
Cần chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn “đàn bà ở thuyền chúng
tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”.
Xin chồng có đánh mình thì “lên bờ mà đánh” và đánh ở chỗ khuất,
không đánh trước mặt con.
Xin con đừng căm thù bố, mong muốn tình phụ tử không bị đổ vỡ.
+ Giàu lòng vị tha: Hiểu nguyên nhân làm nên sự tha hoá nhân cách của
người chồng “một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ
đánh đập tôi”, “giá tôi đẻ ít đi” hoặc “sắm được một chiếc thuyền rộng hơn”,
hàng tháng “toàn ăn cây xương rồng chấm muối”.
+ Khao khát và luôn hướng tới hạnh phúc gia đình: kiên quyết không li dị
chồng vì thương con, vì mái ấm gia đình; trong đau khổ, chị vẫn chắt lọc
niềm vui để sống “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn
no”, “trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa
thuận, vui vẻ”.
1,0
0,5
0,5
* Ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm
– Tư tưởng nhân đạo:
+ Thái độ quan tâm đến con người bất hạnh của nhà văn. Tác giả đã đứng về
phía công lí để bênh vực cho người phụ nữ. Lên án tình trạng bạo lực trong
gia đình.
+ Tác giả là nhà văn luôn đứng về cái đẹp, cái thiện. Đi tìm, phát hiện và
khẳng định cái đẹp, cái thiện ở người phụ nữ ngư dân lam lũ, thô kệch
1,0
– Cách nhìn cuộc sống, mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống:
+ Cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn, đừng nhìn cuộc đời, con
người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong
các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.
+ Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật
chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.
1,0
Kết
bài
– Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa toát lên tình yêu tha thiết đối với con
người. Tình yêu ấy bao hàm cả khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những
vẻ đẹp người còn tiểm ẩn. Tình yêu ấy chứa đựng cả những khắc khoải, âu lo
trước cái xấu, cái ác đang hiện diện, đang xâm nhập vào đời sống.
– Nguyễn Minh Châu bằng tâm hồn, trí tuệ của người nghệ sĩ mẫn cảm, đôn
hậu, điềm đạm chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lí về nhân sinh, về
nghệ thuật hết sức sâu sắc.
0,5