Đề kiểm tra giữa kì I

Lượt xem:

Đọc bài viết

TRƯỜNG THPT ĐĂK MIL

 

ĐỀ KIỂM TRA

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12

Thời gian làm bài:  phút;

(40 câu trắc nghiệm)

 

Mã đề thi 134

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………… lớp: ………………………..

 

Câu 1: Theo em, phiên tòa hình sự tuyên phạt vụ án đặc biệt nghiêm trọng đối với 2 bị cáo X (19 tuổi), Y (17 tuổi) cùng tội danh là giết người, cướp tài sản với mức án nào sau đây?

  1. X và Y tù chung thân. B. X tử hình, Y tù chung thân.
  2. X và Y tử hình. D. X tù chung thân, Y tù 18 năm.

Câu 2: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

  1. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế. B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
  2. quan hệ lao động và quan hệ xã hội. D. quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.

Câu 3: Để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác người ta căn cứ vào đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  1. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính nêu gương, thuyết phục.
  2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 4: Đặc trưng nào dưới đây của pháp luật  đòi hỏi ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông và cách diễn đạt phải rõ ràng?

  1. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến.
  2. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định cụ thể về mặt hình thức.

Câu 5: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan tổ chức và quản lý việc thực thi pháp luật?

  1. Quốc hội. B. Tòa án. C. Chính phủ.           D. Viện kiểm sát.

Câu 6: Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức được làm những gì mà pháp luật

  1. cho phép làm. B. quy định phải làm.
  2. không quy định phải làm. D. yêu cầu phải làm.

Câu 7: Giáo dục, răn đe những công dân khác để họ kiềm chế những việc làm trái pháp luật là biểu hiện nội dung nào dưới đây của trách nhiệm pháp lí?

  1. Vai trò. B. Chức năng. C. Mục đích.            D. Đặc trưng.

Câu 8: Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật phải thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây?

  1. Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.
  2. Tổ chức thực hiện pháp luật để đưa pháp luật đi vào cuộc sống.
  3. Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, hiện đại.
  4. Xây dựng, tuyên truyền, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật.

Câu 9: Vì mải nghe điện thoại trong lúc điều khiển ô tô nên C đã gây tai nạn cho 2 người đi xe máy. Hành vi vi phạm pháp luật của C là:

  1. lỗi vô ý trực tiếp. B. lỗi do nhân tố khách quan.
  2. lỗi vô ý. D. lỗi cố ý gián tiếp.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?

  1. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm, phổ biến.
  2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính giáo dục.

Câu 11: Đặc trưng nào dưới đây thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa pháp luật và quy phạm đạo đức?

  1. Tính cưỡng chế, bắt buộc. B. Tính dân chủ.
  2. Nhân văn, nhân đạo. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 12: Các tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là:

  1. sử dụng pháp luật.                            B. thi hành pháp luật.
  2. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.

Câu 13: “Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp”. Khẳng định này muốn đề cập đến

  1. tính quyền lực, bắt buộc chung. B. tính quy phạm, phổ biến.
  2. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. tính thuyết phục, răn đe.

Câu 14: Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó

  1. chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực.
  2. chủ thể pháp luật quyết định làm những điều mà pháp luật cho phép.
  3. chủ thể pháp luật kiềm chế không làm những việc mà pháp luật cấm.
  4. chủ thể pháp luật quyết định không thực hiện điều mà pháp luật cấm.

Câu 15: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

  1. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
  2. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.

Câu 16: Bạn B bị xử phạt hình sự vì tội buôn bán hàng giả gây hậu quả ngiêm trọng là thể hiện

  1. tính quy phạm phổ biến. B. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
  2. tính quyền lực, bắt buộc chung. D. tính giáo dục, thuyết phục.

Câu 17: Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật là

  1. tính truyền thống. B. tính thống nhất.
  2. tính hiện đại. D. tính quy phạm phổ biến.

Câu 18: Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức thể hiện

  1. pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ đạo đức.
  2. các quy tắc của pháp luật cũng là quy tắc của đạo đức.
  3. đạo đức là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ pháp luật.
  4. cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ xã hội.

Câu 19: Căn cứ vào đối tượng bị xâm phạm, mức độ và tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội, vi phạm pháp luật được chia thành mấy loại sau đây?

  1. Bốn loại. B. Hai loại. C. Ba loại.                D. Năm loại.

Câu 20: Cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt người vi phạm luật giao thông đó là hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?

  1. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
  2. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 21: Pháp luật xử lý đúng người đúng tội của một cá nhân A có hành vi tham nhũng cho dù  là cán bộ cấp cao, là biểu hiện rõ nhất đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  1. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  2. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 22: Dựa vào nội dung nào dưới đây của pháp luật mà nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân?

  1. Chức năng của pháp luật. B. Vai trò của pháp luật.
  2. Đặc trưng của pháp luật. D. Bản chất của pháp luật.

Câu 23: Đặc trưng nào dưới đây của pháp luật tạo nên giá trị công bằng, bình đẳng?

  1. Thống nhất, nghiêm minh và kịp thời. B. Tính quy phạm phổ biến.
  2. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 24: Pháp luật là phương tiện để công dân:

  1. Thực hiện quyền tự do của mình.
  2. Tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  3. Bảo vệ mọi quyền lợi hợp pháp của mình trong cuộc sống.
  4. Thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 25: Chị H xúc phạm nghiêm trọng danh dự và nhân phẩm của chị Q. Theo em, chị H phải gánh chịu những hạn chế, thiệt hại về:

  1. tinh thần, tự do. B. tự do.
  2. thu nhập, tinh thần. D. tài sản, thu nhập.

Câu 26: Pháp luật là phương tiện để nhà nước:

  1. Bảo vệ chế độ xã hội. B. Bảo vệ hòa bình.
  2. Quản lí xã hội. D. Bảo vệ tài sản của nhà nước.

Câu 27: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp nào dưới đây trong xã hội?

  1. Giai cấp cầm quyền. B. Giai cấp thống trị.
  2. Giai cấp bị bóc lột. D. Giai cấp bóc lột.

Câu 28: Phương tiện để nhà nước quản lý xã hội hữu hiệu nhất là:

  1. Tổ chức B. Pháp luật C. Giáo dục.             D. Kế hoạch

Câu 29: Khi đến Ủy ban nhân dân xã xác nhận lí lịch cá nhân làm hồ sơ du học, bạn A hoàn thiện đầy đủ các thủ tục theo sự hướng dẫn của cán bộ ủy ban. Bạn A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

  1. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
  2. Thi hành pháp luật. D. Điều chỉnh pháp luật.

Câu 30: Pháp luật quy định người từ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi do mình gây ra?

  1. Đủ 18 tuổi trở lên. B. Đủ 17 tuổi trở lên.
  2. Đủ 15 tuổi trở lên. D. Đủ 16 tuổi trở lên.

Câu 31: Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở

  1. tính cơ bản, tính hiện thực. B. tính quyền lực, bắt buộc chung.
  2. tính hiện đại và tính truyền thống. D. tính nhân đạo, nhân văn.

Câu 32: Việc các cá nhân tổ chức bị phạt tiền, cảnh cáo, thu giữ tang vật, phương tiện…. là biểu hiện của chế tài

  1. trách nhiệm hành chính. B. trách nhiệm dân sự.
  2. trách nhiệm hình sự. D. trách nhiệm kỷ luật.

Câu 33: Hình thức áp dụng pháp luật do ai sau đây thực hiện?

  1. Do các nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
  2. Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
  3. Do cơ quan, công chức nhà nước thực hiện.
  4. Do mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện.

Câu 34: Tình trạng sức khỏe – tâm lí là căn cứ để xác định

  1. các loại vi phạm pháp luật. B. năng lực trách nhiệm pháp lí.
  2. lỗi cố ý và lỗi vô ý. D. mức độ nghiêm trọng của hình vi vi phạm.

Câu 35: Anh A không thực hiện nghĩa vụ quân sự khi có lệnh gọi nhập ngũ. Dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật này là

  1. trái pháp luật thuộc hành vi hành động. B. trái pháp luật do không cố ý.
  2. trái pháp luật ở hành vi không hành động. D. vi phạm hành chính.

Câu 36: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là:

  1. áp dụng pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật.      D. thi hành pháp luật.

Câu 37: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính do

  1. vô ý. B. cố ý.
  2. mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra. D. tội phạm ít nghiêm trọng.

Câu 38: Buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật là biểu hiện nội dung nào dưới đây của trách nhiệm pháp lí?

  1. Mục đích. B. Chức năng. C. Vai trò.                D. Đặc trưng.

Câu 39: Điểm giống nhau giữa ba hình thức áp dụng pháp luật, thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật thể hiện ở chủ thể thực hiện là

  1. các công chức nhà nước. B. cơ quan nhà nước.
  2. các cá nhân, tổ chức trong xã hội. D. các cá nhân vi phạm pháp luật.

Câu 40: Trách nhiệm pháp lý được chia làm

  1. hai loại. B. ba loại. C. bốn loại.               D. năm loại.

 

———————————————–

———– HẾT ———-