DE KIEM TRA HOC KI II – MON NGU VAN LOP 10

Lượt xem:

Đọc bài viết

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2018- 2019
Môn Ngữ văn – Lớp 10
(Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Thanh Hải – “Mùa xuân nho nhỏ”)
Câu 1. Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 4. Đoạn thơ trên gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người (viết đoạn văn 8-10 dòng).
II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
Phân tích hình tượng người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.

— Hết —
Họ và tên học sinh: …………………………………………… Số BD:………………..


HƯỚNG DẪN CHẤM
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
1 Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm 0.5
2 – Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản là:
Phép điệp ngữ: “ta làm”, “dù là”
– Tác dụng :
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho bài thơ
+ Góp phần khẳng định tình cảm và trách nhiệm của nhà thơ đối với đất nước, nhân dân. 0.5

0.5
3 Nội dung chính của đoạn thơ là khát vọng mãnh liệt của nhà thơ khi muốn hóa thân mình thành một “mùa xuân nho nhỏ” lặng lẽ tỏa hương cho đời để cống hiến cho đất nước, nhân dân những gì cao đẹp. 1.0
4 Học sinh phải viết một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh khoảng 8-10 câu nêu được nội dung: sống ở trên đời phải có khát vọng, sống ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, phải biết dâng hiến, cống hiến cho đời, cuộc sống mới trở nên có ý nghĩa. 1.5
II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
Phần Nội dung Điểm
Mở bài Khái quát về tác giả và đoạn trích 0.5
Thân bài a. Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải (4 câu đầu)
– Sống với Kiều được nửa năm thì Từ Hải đã nghĩ đến nghiệp lớn chưa thành nên quyết chí ra đi mưu sự nghiệp phi thường
– “ Động lòng bốn phương”: chí để ở bốn phương trời,
-“ trượng phu” là để chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi.
-Từ Hải một mình cưỡi ngựa lên đường thẳng rong, cho thấy ý chí quyết tâm và bản lĩnh của người anh hùng. Người anh hung đi liền một mạch, không bị tình cảm gia đình, nữ nhi làm lung lạc ý chí. 1.25
b. Lí tưởng anh hùng của Từ Hải (12 câu tiếp)
* Lời của Kiều: Kiều muốn đi theo Từ Hải vừa để làm trọn bổn phân của người vợ vừa không muốn sống trong sự cô đơn, lẻ loi.
* Lời của Từ Hải
– Chàng coi Kiều như tâm phúc của mình nhưng không thể để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến nghiệp lớn.
– Khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm cá nhân thường tình để sống xứng đáng với tư cách là vợ anh hùng
– Lời hứa thể hiện niềm tin tưởng sắt đá vào thành công trong tương lai
– Không muốn Kiều đi theo để cùng phải chịu khổ với mình. Từ Hải không chỉ là người anh hùng có chí lớn mà còn là người chồng rất tâm lí
0.75

1.5
c. Từ Hải quyết chí ra đi (2 câu cuối)
– Quyết lời, dứt áo: thể hiện ý chí quyết tâm, dứt khoát ra đi của Từ Hải, không bị tình cảm gia đình, nữ nhi làm ngăn cản bước chân
– Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng “chim bằng” là hình ảnh lớn lao kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ, khẳng định và ngợi ca tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải. 1
d. Nghệ thuật
Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại, lời thơ sâu sắc. 0.5
Kết bài Khẳng định lại vấn đề. 0.5