Đề kiểm tra HKI

Lượt xem:

Đọc bài viết

TRƯỜNG THPT ĐĂK MIL  ĐỀ KIỂM TRA MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11

Thời gian làm bài: 50 phút;

 

Mã đề thi 134

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………… lớp: ………………………..

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8 điểm)

Câu 1: Theo em, Nhật Bản là một quốc gia không giàu về tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn có thể trở thành một cường quốc kinh tế, vì ở đó có được yếu tố nào sau đây?

  1. Quy mô kinh tế trình độ cao. B. Đối tượng lao động dồi dào.
  2. Công cụ sản xuất hiện đại. D. Sức lao động chất lượng cao.

Câu 2: Một nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là

  1. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. B. xây dựng thành công nông thôn mới.
  2. đầu tư phát triển nguồn lực con người. D. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?

  1. Nâng cao chất lượng cuộc sống. B. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế.
  2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. Bảo vệ môi trường tự nhiên.

Câu 4: Cạnh tranh giữa người mua với nhau thường xuất hiện trong trường hợp

  1. người bán nhiều, người mua ít. B. người mua nhiều, người bán ít.
  2. người sản xuất nhiều, người mua ít. D. người sản xuất nhiều, người bán ít.

Câu 5: Những chủ thể nào dưới đây cần vận dụng quan hệ cung – cầu?

  1. Mọi tầng lớp nhân dân và các công ty sản xuất.
  2. Nhà nước, mọi công dân, mọi doanh nghiệp.
  3. Nhà nước, người sản xuất, người tiêu dung.
  4. Mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Câu 6: Anh T nói “sở dĩ anh chọn thành phần kinh tế tư bản nhà nước bởi vai trò đặc biệt của nó”. Vậy theo em, anh T đã đề cập đến vai trò đặc biệt đó là

  1. chủ đạo, nắm giữ các ngành và lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế.
  2. cầu nối đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
  3. phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề.
  4. nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Câu 7: Cạnh tranh giữ vai trò

  1. là một mục tiêu kinh tế. B. là một động lực kinh tế.
  2. là một cán cân kinh tế. D. là một nguồn lực kinh tế.

Câu 8: Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở

  1. hao phí sức lao động của người sản xuất để làm ra hàng hóa.
  2. thời gian lao động cá biệt để làm ra hàng hóa.
  3. chi phí sản xuất để làm ra hàng hóa trong điều kiện xã hội nhất định.
  4. thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra hàng hóa.

Câu 9: Anh A đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Anh A đã chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh A đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?

  1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
  2. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
  3. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa.
  4. Tạo năng suất lao động cao hơn.

Câu 10: Sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ

  1. ba điều kiện. B. hai điều kiện. C. bốn điều kiện.       D. năm điều kiện.

Câu 11: Quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa là

  1. quy luật cung cầu. B. quy luật cạnh tranh.
  2. quy luật giá trị. D. quy luật lưu thông tiền tệ.

Câu 12: Khi phát hiện cửa hàng bán hàng giả trên thị trường em sẽ chọn cách xử sự nào sau đây là hiệu quả nhất?

  1. Báo cho mọi người cùng biết để tránh. B. Vẫn mua vì giá rẻ.
  2. Báo ngay cho cơ quan chức năng. D. Không mua vì ảnh hưởng sức khỏe.

Câu 13: Tiền tệ thực hiện được chức năng cất trữ là vì

  1. tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị sử dụng.
  2. tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị.
  3. tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị trao đổi.
  4. tiền giúp cho việc trao đổi hàng hóa diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.

Câu 14: Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp người sản xuất và người tiêu dung giành được

  1. lợi nhuận cao nhất. B. thị phần lớn nhất.
  2. lợi ích kinh tế lớn nhất. D. uy tín kinh doanh cao nhất.

Câu 15: Trong cơ cấu kinh tế, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?

  1. Cơ cấu ngành kinh tế. B. Cơ cấu tăng trưởng kinh tế.
  2. Cơ cấu vùng kinh tế. D. Cơ cấu thành phần kinh tế.

Câu 16: Gia đình em trồng cà phê muốn thu được nhiều lợi nhuận cần phấn đấu để giảm

  1. thời gian lao động xã hội cần thiết. B. giá trị cá biệt.
  2. giá trị trao đổi. D. giá trị xã hội.

Câu 17: Việc cải tiến khoa học kĩ thuật vào trồng và chăm sóc cà phê của gia đình em sẽ làm cho

  1. giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội. B. giá trị cá biệt cao hơn giá trị trao đổi.
  2. giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội. D. giá trị cá biệt thấp hơn giá trị trao đổi.

Câu 18: Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất ứng dụng vào lĩnh vực nào dưới đây?

  1. Dịch vụ. B. Kinh doanh. C. Quản lí.                D. Sản xuất.

Câu 19: Bà A kinh doanh xe máy, xe đạp điện. Cứ mỗi năm bà ra cơ quan thuế làm thủ tục kê khai nộp thuế. Trong trường hợp này tiền tệ thực hiện chức năng nào sau đây?

  1. Phương tiện thanh toán. B. Phương tiện lưu thông.
  2. Thước đo giá trị. D. Phương tiện cất trữ.

Câu 20: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là

  1. đối tượng lao động. B. tư liệu lao động
  2. tài nguyên thiên nhiên. D. công cụ lao động.

Câu 21: Nhận định “Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của tồn tại xã hội” thuộc nội dung nào dưới đây?

  1. Chức năng của sản xuất của cải vật chất.
  2. Vai trò của sản xuất của cải vật chất.
  3. Nhiệm vụ của sản xuất của cải vật chất.
  4. Ý nghĩa của sản xuất của cải vật chất.

Câu 22: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua

  1. chi phí sản xuất. B. giá trị sử dụng. C. hao phí lao động. D. giá trị trao đổi.

Câu 23: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập được gọi là

  1. cầu B. thị trường. C. nhu cầu.               D. cung.

Câu 24: Nội dung nào dưới đây không biểu hiện quan hệ cung – cầu?

  1. Cung – cầu tác động lẫn nhau. B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.
  2. Thu nhập ảnh hưởng đến giá cả. D. Giá cả ảnh hưởng đến cung – cầu

Câu 25: Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào không thuộc quá trình sản xuất của cải vật chất?

  1. Tư liệu lao động. B. Sức lao động.
  2. Đối tượng lao động. D. Lực lượng sản xuất.

Câu 26: Nội dung nào dưới đây thuộc sự tác động của quy luật giá trị?

  1. Thực hiện hay thừa nhận giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa.
  2. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
  3. Yêu cầu việc trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở ngang giá.
  4. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Câu 27: Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lần nhau để xác định

  1. giá cả và số lượng hàng hóa. B. giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
  2. giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa. D. chất lượng và số lượng hàng hóa.

Câu 28: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh kinh tế là

  1. giành thị trường và các hợp đồng bán hàng nhiều nhất.
  2. giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.
  3. giành ưu thế khoa học công nghệ mạnh hơn người khác.
  4. giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.

Câu 29: Các quỹ dự trữ quốc gia ở nước ta thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây ?

  1. Kinh tế tư nhân. B. Kinh tế nhà nước.
  2. Kinh tế tập thể. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 30: Trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay, việc chuyển từ hình tức lao động “con trâu đi trước, cái cày theo sau” sang lao động bằng máy móc là thể hiện quá trình nào sau đây?

  1. Hiện đại hóa. B. Xây dựng nông thôn mới.
  2. Công nghiệp hóa. D. Tự động hóa.

Câu 31: Đối với mọi hoạt động của xã hội, sản xuất của cải vật chất giữ vai trò

  1. cần thiết. B. quyết định. C. quan trọng.           D. trung tâm.

Câu 32: Bạn A nói “để phát triển kinh tế, các quốc gia không chỉ cần chú ý thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. Theo em, chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chưa đủ mà còn phải có

  1. chính sách dân số phù hợp. B. chính sách giáo dục phù hợp.
  2. chính sách văn hóa phù hợp. D. chính sách y tế phù hợp.

 

———————————————–

  1. PHẦN TỰ LUẬN: (2 điểm)

Hãy kể tên các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay. Nhà nước ta coi trọng thành phần kinh tế nào nhất?

 

 

———– HẾT ———-