Đề kiểm tra HKI – Lớp 10
Lượt xem:
TRƯỜNG THPT ĐĂK MIL | ĐỀ KIỂM TRA MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10
Thời gian làm bài: 50 phút;
|
|
Mã đề thi 132 | ||
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………… lớp: ………………………..
- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8 điểm)
Câu 1: Nhận định nào dưới đây không thuộc kiến thức Triết học?
- Kim loại có tính dẫn điện.
- Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.
- Thế giới vật chất tồn tại khách quan.
- Giới tự nhiên có trước con người.
Câu 2: Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn nhận thức nào dưới đây?
- Nhận thức lí tính. B. Nhận thức siêu hình.
- Nhận thức biện chứng. D. Nhận thức cảm tính.
Câu 3: Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài làm cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là phủ định
- xã hội. B. siêu hình. C. biện chứng. D. tự nhiên.
Câu 4: Để thực hiện tốt quy luật lượng đổi – chất đổi cần tránh tư tưởng nào dưới đây?
- Nước đến chân mới nhảy. B. Ngại khó ngại khổ.
- Trọng nam khinh nữ. D. Dĩ hòa vi quý.
Câu 5: Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện phủ định biện chứng?
- Sông lở cát bồi. B. Uống nước nhớ nguồn.
- Tức nước vỡ bờ. D. Ăn cháo đá bát.
Câu 6: Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
- Cơ sở của nhận thức. B. Mục đích của nhận thức.
- Động lực của nhận thức. D. Tiêu chuẩn của chân lí.
Câu 7: Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng là phủ định
- khách quan . B. chủ quan. C. hiêu hình. D. biện chứng.
Câu 8: Khi bàn về con người ta trong trường hợp
“Rượu nhạt uống lắm cũng say.
Người khôn nói lắm dù hay cũng nhàm”
Em sẽ lựa chọn cách xử sự nào sau đây?
- Tích lũy dần về lượng để chất mới ra đời.
- Không để lượng tích lũy đến điểm nút.
- Tích lũy thật nhanh về lượng để chất mới sớm ra đời.
- Phó mặc cho lượng tích lũy vì đó là quy luật.
Câu 9: Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất và phức tạp nhất?
- Vận động cơ học. B. Vận động vật lí.
- Vận động hóa học. D. Vận động xã hội.
Câu 10: Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?
- Lượng. B. Chất. C. Độ. D. Điểm nút.
Câu 11: Theo quan điểm của triết học Mác –Lê Nin phát triển là quá trình diễn ra
- theo đường vòng tròn khép kín. B. theo đường thẳng tắp.
- theo đường xoáy trôn ốc. D. theo những vòng tròn đồng tâm.
Câu 12: Phủ định biện chứng có những đặc điểm nào dưới đây?
- Tính dân tộc và tính thời đại. B. Tính khách quan và tính thời đại.
- Tính truyền thống và tính hiện đại. D. Tính khách quan và tính kế thừa.
Câu 13: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi
- các mặt đối lập bị thủ tiêu, chuyển thành cái khác.
- các mặt đối lập tồn tại cùng nhau.
- các mặt đối lập đấu tranh gay gắt với nhau.
- một mặt đối lập bị thủ tiêu, mặt kia còn tồn tại.
Câu 14: Mâu thuẫn được giải quyết bằng cách nào sau đây?
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. Cạnh tranh công bằng.
- Thương lượng. D. Điều hòa mâu thuẫn.
Câu 15: Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện phủ định biện chứng?
- Tre già măng mọc. B. Tiền nào, của nấy.
- Vơ đũa cả nắm. D. Có mới nới cũ.
Câu 16: Hiện tượng thủy triều thuộc hình thức vận động nào dưới đây?
- Hóa học. B. Cơ học. C. Vật lí. D. Sinh học.
Câu 17: Cách thức vận động phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra bằng cách nào sau đây?
- Giải quyết mâu thuẫn. B. Cái mới ra đời thay thế cái cũ.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. Lượng đổi dẫn đến chất đổi.
Câu 18: Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ
- thực tiễn. B. kinh nghiệm. C. chân lý. D. nhận thức.
Câu 19: Khẳng định “Con người ta không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông” thể hiện quy luật
- lượng đổi – chất đổi. B. phủ định của phủ định.
- mâu thuẫn. D. vận động.
Câu 20: Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là
- thế giới quan. B. quan niệm sống của con người.
- lối sống của con người. D. cách sống của con người.
Câu 21: Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là
- cách thức đạt được hiệu quả. B. cách thức đạt được mục đích.
- cách thức đạt được chỉ tiêu. D. cách thức đạt được ý chí.
Câu 22: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào thể hiện yếu tố biện chứng?
- Trời sinh voi trời sinh cỏ. B. Đánh bùn sang ao.
- Tre già măng mọc. D. Cha nào con nấy.
Câu 23: Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng?
- Phủ định biện chứng diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.
- Phủ định biện chứng đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục.
- Phủ định biện chứng không tạo ra và không liên quan đến sự vật cũ.
- Phủ định biện chứng kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ.
Câu 24: Khuynh hướng chung sự phát triển của sự vật, hiện tượng là
- cái cũ đôi khi thắng cái mới. B. cái mới đôi khi bị cái cũ lấn át.
- cái mới ra đời không dễ dàng. D. cái mới không thể chiến thắng cái cũ.
Câu 25: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào thể hiện yếu tố siêu hình?
- Rút dây động rừng. B. Tre già măng mọc.
- Vơ đũa cả nắm. D. Nước chảy đá mòn.
Câu 26: Bất kỳ một sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng
- mặt đối lập. B. mâu thuẫn. C. hai mặt đối lập. D. xung đột.
Câu 27: Nội dung nào dưới đây không đúng về mâu thuẫn trong Triết học?
- Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có hai mặt đối lập.
- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
- Bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn.
Câu 28: Trong các câu tục ngữ sau câu nào không nói đến sự thay về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất?
- Năng nhặt chặt bị. B. Tích tiểu thành đại.
- Sông có khúc, người có lúc. D. Có công mài sắt có ngày nên kim.
Câu 29: Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là
- lao động. B. thực tiễn. C. cải tạo. D. nhận thức.
Câu 30: Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện vai trò thực tiễn là cơ sở của nhận thức?
- Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.
- Con hơn cha, nhà có phúc.
- Gieo gió gặt bão.
- Ăn cây nào rào cây ấy.
Câu 31: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được coi là vấn đề cơ bản của
- phương pháp luận. B. triết học.
- các hệ thống thế giới quan. D. thế giới quan.
Câu 32: Đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, Triết học có vai trò nào dưới đây?
- Vai trò thế giới quan và phương pháp đánh giá.
- Vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung.
- Vai trò định hướng và phương pháp luận.
- Vai trò đánh giá và cải tạo thế giới đương đại.
———————————————
- PHẦN TỰ LUẬN: (2 điểm)
Nêu mối quan hệ giữa chất và lượng. Cho ví dụ.
———– HẾT ———-