Đề kiểm tra HKI

Lượt xem:

Đọc bài viết

TRƯỜNG THPT ĐĂK MIL ĐỀ KIỂM TRA MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12Thời gian làm bài:  phút;

(32 câu trắc nghiệm)

 

Mã đề thi 135

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………… lớp: ………………………..

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8 điểm)

Câu 1: Đặc trưng nào sau đây của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng?

  1. Tính nghiêm minh. B. Tính quy phạm phổ biến.
  2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 2: Buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật là biểu hiện nội dung nào dưới đây của trách nhiệm pháp lí?

  1. Vai trò. B. Đặc trưng. C. Mục đích.                D. Chức năng.

Câu 3: Để xử lí người có hành vi xâm hại đến lợi ích của giai cấp cầm quyền, nhà nước sẽ sử dụng quyền lực có tính cưỡng chế. Khẳng định này thuộc nội dung nào dưới đây của pháp luật?

  1. Chức năng của pháp luật. B. Vai trò của pháp luật.
  2. Đặc trưng của pháp luật. D. Bản chất của pháp luật.

Câu 4: Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân mà không bị pháp luật cấm gọi là

  1. thu nhập. B. việc làm. C. nghề nghiệp.            D. người lao động.

Câu 5: Để giao kết hợp đồng lao động, chị Q cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?

  1. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Tích cực, chủ động, tự quyết.
  2. Dân chủ, công bằng, tiến bộ. D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.

Câu 6: T bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù giam vì tội cố ý gây thương tích và phải bồi thường thiệt hại cho bị hại 45 triệu đồng. Việc bồi thường của T cho bị hại thuộc trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

  1. Trách nhiệm kỉ luật. B. Trách nhiệm hình sự.
  2. Trách nhiệm hành chính. D. Trách nhiệm dân sự.

Câu 7: Người lao động là người có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động và đảm bảo độ tuổi lao động là

  1. từ đủ 15 tuổi trở lên. B. từ đủ 18 tuổi trở lên.
  2. từ đủ 18 tuổi. D. từ đủ 15 tuổi.

Câu 8: Bạn M (học sinh lớp 11) đã mượn một số truyện tranh của bạn A đọc nhưng không trả lại vì mâu thuẫn nảy sinh.. Hành vi của M trái với hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

  1. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
  2. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật.

Câu 9: “Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh thông qua việc chọn ngành, nghề, hình thức kinh doanh phù hợp với điều kiện, khả năng của mình” Thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?

  1. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
  2. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 10: Những giá trị cơ bản mà pháp luật và đạo đức hướng tới là

  1. công bằng, bình đẳng, nhân đạo, phát triển.
  2. công bằng, bình đẳng, tự do, phát triển.
  3. công bằng, bình đẳng, tự do, nhân ái. D. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Người có tín ngưỡng là có tôn giáo.
  2. Mọi người dân cần có tín ngưỡng, tôn giáo
  3. Người có tôn giáo là có tín ngưỡng. D. Mọi người đều phải có tôn giáo.

Câu 12: Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội chủ yếu dựa vào nguyên tắc nào dưới đây?

  1. Thuyết phục. B. Cảm hóa. C. Giáo dục.                 D. Cưỡng chế.

Câu 13: Trong các trường hợp pháp luật cho phép bắt người, trường hợp nào dưới đây khác nhất với các trường hợp còn lại?

  1. Bắt người bị truy nã. B. Bắt người khẩn cấp.
  2. Bắt người phạm tội quả tang. D. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

Câu 14: Một trong những biểu hiện về bình đẳng trong trong thực hiện quyền lao động là

  1. mọi người đều có trình độ chuyên môn cao, thấp khác nhau đều được trả lương bằng nhau.
  2. người có trình độ chuyên môn cao không được ưu tiên hơn người khác.
  3. người có trình độ chuyên môn cao được tạo điều kiện để phát huy tài năng.
  4. người có trình độ chuyên môn cao hay thấp đều được sử dụng lao động ưu đãi như nhau.

Câu 15: Việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

  1. dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị. B. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, giới tính.
  2. dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi. D. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, địa vị.

Câu 16: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động…”. Khẳng định trên thể hiện

  1. bản chất nhân văn của pháp luật. B. bản chất xã hội của pháp luật.
  2. bản chất giai cấp của pháp luật. D. bản chất chính trị của pháp luật.

Câu 17: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

  1. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
  2. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 18: Khi xem chương trình thời sự thấy Tòa án xử lý đúng người đúng tội của một cá nhân A có hành vi tham nhũng cho dù  là cán bộ cấp cao, hầu hết nhân dân rất vui mừng . Theo em, Tòa án giải quyết như vậy là biểu hiện rõ nhất đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  1. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính nghiêm minh.
  2. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 19: Các tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là:

  1. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật.
  2. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật.

Câu 20: Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân để ngăn chặn mọi hành vi

  1. bắt, giữ người trái với quy định của pháp luật.
  2. bắt, giam, giữ người trái với quy định của pháp luật hiện hành.
  3. giam, giữ người trái với quy định của pháp luật
  4. tùy tiện bắt, giam giữ người trái với quy định của pháp luật.

Câu 21: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là

  1. từ đủ 16 tuổi trở lên. B. từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
  2. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. D. từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 22:                                      “Mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”.

Theo em, nội dung câu ca dao trên đã vi phạm quy định nào dưới đây?

  1. Bình đẳng giữa anh chị em. B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
  2. Bình đẳng giữa ông bà và cháu. D. Bình đẳng giữa vợ và chồng

Câu 23: Điểm giống nhau giữa ba hình thức áp dụng pháp luật, thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật thể hiện ở chủ thể thực hiện là

  1. các cá nhân vi phạm pháp luật. B. các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
  2. các công chức nhà nước. D. cơ quan nhà nước.

Câu 24: Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

  1. tài sản chung. B. nhân thân. C. tài sản riêng.             D. tình cảm.

Câu 25: Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó

  1. chủ thể pháp luật quyết định làm những điều mà pháp luật cho phép.
  2. chủ thể pháp luật kiềm chế không làm những việc mà pháp luật cấm.
  3. chủ thể pháp luật quyết định không thực hiện điều mà pháp luật cấm.
  4. chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực.

Câu 26: Học sinh A đánh học sinh B, C ở ngoài dùng điện thoại quay lại rồi tung lên mạng xã hội. Hành vi của C đã xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?

  1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  2. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  3. Quyền được giữ bí mật về đời sống riêng tư.
  4. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Câu 27: Người nào tuy có năng lực pháp lí và có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết bị coi là

  1. vi phạm kỉ luật. B. vi phạm pháp luật dân sự.
  2. vi phạm pháp luật hình sự. D. vi phạm pháp luật hành chính.

Câu 28: Khi làm bài tập về bình đẳng trong lao động, bạn A phát hiện có một nhận định không đúng khi nói về quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. Theo em, bạn A đã nói đến nhận định nào sau đây?

  1. Nam và nữ bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm ở bất cứ nơi đâu pháp luật không cấm.
  2. Mọi công dân không phân biệt giới tính đều được Nhà nước bố trí việc làm.
  3. Lao động nữ được quan tâm đến đặc điểm về cơ thể, sinh lý.
  4. Không được bố trí lao động nữ vào những công việc nguy hiểm, độc hại.

Câu 29: Pháp luật còn quy định rõ cách thức để công dân thực hiện quyền tố cáo của mình là biểu hiện cụ thể về

  1. chức năng của pháp luật. B. vai trò của pháp luật.
  2. đặc trưng của pháp luật. D. khái niệm của pháp luật.

Câu 30: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam là cơ quan

  1. lập pháp. B. tư pháp. C. hành pháp.               D. bảo vệ luật pháp.

Câu 31: Ông A và bà B là hai vợ chồng sinh được 2 cô con gái. Từ khi làm giám đốc công ty ông A cặp bồ với cô C và có một cậu con trai. Năm 2017 ông A chết vì bị đột quỵ (không kịp để lại di chúc). Cha mẹ ông A đã mất từ hai năm trước. Tài sản chung ông A để lại trị giá 960.000. Theo quy định của pháp luật số tài sản trên sẽ được chia cho

  1. bà B 240.000, cô C 240.000, con trai 160.000 và hai con gái 320.000.
  2. bà B 600.000, hai con gái 240.000 và con trai 120.000.
  3. cô C 240.000, bà B 240.000, con trai 240.000 và 2 con gái 240.000.
  4. con trai 480.000, hai con gái 240.000, bà B 240.000.

Câu 32: Bà K bị mất trộm xe máy, thấy P đột nhiên có nhiều tiền tiêu xài, cho rằng P là thủ phạm nên bắt giữ P tra hỏi. Hành vi của bà K xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
  2. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của công dân.
  3. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  4. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN: (2 điểm)

Hãy kể tên 5 dân tộc thiểu số rất ít người ở Việt Nam. Các dân tộc rất ít người này được bình đẳng với các dân tộc khác trên những lĩnh vực gì?

 

 

 

———————————————–

———– HẾT ———-