ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 – KHỐI 10

Lượt xem:

Đọc bài viết

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2017-2018
Môn Ngữ văn – Lớp 10
(Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm)
Phát hiện và sửa lỗi chính tả cho các trường hợp sau: Bàn quang; bàn hoàng;
chất phát; lãng mạng; hiu trí.
Câu 2. (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ và trả lời các yêu cầu sau:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)
a) Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.
b) Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của
đoạn thơ trên.
c) Anh/chị hãy nhận xét tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ:
“Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. Trả lời
trong khoảng 5-7 dòng.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Thuyết minh giới thiệu tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
—– HẾT—–
Họ và tên học sinh: …………………………………………… Số BD:………..
Lưu ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu, giáo viên không giải thích gì thêm./.
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
I Nội dung Điểm
Câu 1 Đáp án: bàng quan; bàng hoàng; lãng mạn; chất phác, hưu trí. 1.0
Câu 2
a. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: phương thức tự sự, biểu cảm. 0,75
b. Hai biện pháp tu từ: điệp cụm từ (ở hai dòng thơ “Những mùa quả”…),
so sánh (trong câu “Như mặt trời, khi như mặt trăng”).
0,75
c. Tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ cuối: Hai câu thơ
không chỉ là hàm ý lòng biết ơn mà còn là sự ân hận như một thứ “tự
kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của đứa con chưa làm thỏa được niềm vui
của mẹ. Đó là suy nghĩ của một người con chí hiếu.
1,5
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
I Nội dung Điểm
Mở bài Giới thiệu đối tượng thuyết minh 0,75
Thân bài
Khái quát về tác giả, tác phẩm 0,5
Hoàn cảnh ra đời, mục đích 0,5
Thể loại, bố cục 0,5
Về nội dung:
– Nêu luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến (0,5)
– Bản cáo trạng vạch rõ tội ác kẻ thù (0,5)
– Tổng kết quá trình kháng chiến (0,5)
– Tuyên bố kết thúc chiến tranh, khẳng định nền độc lập, hòa bình bền
vững của đất nước; thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng (0,5)
2,0
Nghệ thuật:
– Hài hòa giữa văn chương chính luận sắc bén với văn chương trữ tình; hài
hòa giữa lý luận chặt chẽ với hình tượng nghệ thuật sinh động
– Giọng điệu đa dạng: tự hào, căm phẩn, xót thương, lo lắng, hào hùng,
trịnh trọng.
1,0
Kết bài Đánh giá chung về tác phẩm