Đề kiểm tra giữa kì

Lượt xem:

Đọc bài viết

TRƯỜNG THPT ĐĂK MIL  ĐỀ KIỂM TRA MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10

Thời gian làm bài:  phút;

(40 câu trắc nghiệm)

 

Mã đề thi 132

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………… lớp: ………………………..

 

Câu 1: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách nào sau đây?

  1. Sự thương lượng giữa các mặt đối lập. B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
  2. Sự điều hoà mâu thuẫn. D. Sự liện hệ giữa các mặt đối lập.

Câu 2: Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là

  1. Mặt đối lập. B. Chất. C. Lượng.                 D. Độ.

Câu 3: Khi mâu thuẫn được giải quyết thì có tác dụng làm cho sự vật hiện tượng

  1. tự mất đi và sự vật, hiện tượng khác xuất hiện.
  2. có sự chuyển biến tiêu cực.
  3. phát triển.
  4. không tồn tại.

Câu 4: Khoảng giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng là

  1. Độ. B. Bước nhảy. C. Lượng.                 D. Điểm nút.

Câu 5: Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội là

  1. Sự vận động. B. Sự đấu tranh. C. Mâu thuẫn.           D. Sự phát triển.

Câu 6: Điểm giống nhau giữa chất và lượng được thể hiện ở chỗ chúng đều

  1. Là cái để phân biệt các sự vật, hiện tượng với nhau
  2. Là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng
  3. Thể hiện ở trình độ vận động và phát triển của sự vật hiện tượng
  4. Là những thuộc tính cơ bản tiêu biểu cho sự vật hiện tượng

Câu 7: Câu tục ngữ “Già néo đứt dây” thể hiện quy luật nào sau đây?

  1. Phủ định của phủ định B. Mâu thuẫn
  2. Lượng đổi – chất đổi. D. Nhân quả.

Câu 8: Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của thế giới, là đối tượng nghiên cứu của

  1. Triết học. B. Vật lí. C. Toán học.            D. Sử học.

Câu 9: Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó và phân biệt nó với cái khác là

  1. Lượng. B. Độ. C. Chất.                    D. Điểm nút.

Câu 10: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi

  1. Các mặt đối lập còn tồn tại.
  2. Các mặt đối lập bị thủ tiêu, chuyển thành cái khác.
  3. Các mặt đối lập đấu tranh gay gắt với nhau.
  4. Một mặt đối lập bị thủ tiêu, mặt kia còn tồn tại.

Câu 11: Để có chất mới ra đời phải trải qua qúa trình biến đổi về

  1. Lượng và chất. B. Chất và lượng. C. Chất.                    D. Lượng.

Câu 12: Những sự vật hiện tượng nào sau đây không được coi là hai mặt đối lập của mâu thuẫn?

  1. Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có giai cấp
  2. Giữa các học sinh tích cực và các học sinh cá biệt trong lớp
  3. Sự xung đột giữa thiện và ác trong xã hội.
  4. Mặt đồng hóa của tế bào A và mặt dị hóa ở tế bào B

Câu 13: Hiện tượng thanh sắt bị han rỉ thuộc hình thức vận động nào sau đây?

  1. Cơ học. B. Vật lý. C. Sinh học.             D. Hoá học.

Câu 14: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là

  1. Cái mới ra đời tiến bộ hơn cái cũ. B. Cái mới ra đời mới hơn cái cũ.
  2. Cái mới ra đời giống như cái cũ. D. Cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ.

Câu 15: Con người có thể cải tạo thế giới khách quan trên cơ sở

  1. Tồn tại của thế giới khách quan.
  2. Theo ý muốn của con người.
  3. Không cần quan tâm đến quy luật khách quan.
  4. Tôn trọng quy luật khách quan.

Câu 16: Câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:

  1. Chất và lượng luôn có sự tác động lẫn nhau.
  2. Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi.
  3. Chất quy định lượng.
  4. Mỗi lượng có chất riêng của nó.

Câu 17: Để phân biệt một sự vật, hiện tượng này với một sự vật, hiện tượng khác, người ta căn cứ vào

  1. Thuộc tính của sự vật, hiện tượng. B. Quy mô của vật chất, hiện tượng.
  2. Chất của sự vật, hiện tượng . D. Lượng của sự vật, hiện tượng.

Câu 18: Phương pháp xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập, tĩnh tại không liên hệ, không phát triển là

  1. Phương pháp luận biện chứng . B. Phương pháp luận thống kê.
  2. Phương pháp luận siêu hình . D. Phương pháp luận lôgic.

Câu 19: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

  1. Bước nhảy. B. Điểm nút. C. Chất.                    D. Độ.

Câu 20: Mâu thuẫn triết học là

  1. Hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa ràng buộc lẫn nhau.
  2. Hai mặt đối lập luôn luôn thống nhất với nhau.
  3. Hai mặt đối lập luôn luôn đấu tranh với nhau.
  4. Hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.

Câu 21: Nhận đinh nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn triết học?

  1. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một chỉnh thể.
  2. Hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.
  3. Không có mặt này thì không có mặt kia.
  4. Hai mặt đối lập hợp lại thành một khối thống nhất.

Câu 22: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là

  1. Các mặt đối lập luôn gắn bó, tác động, gạt bỏ lẫn nhau
  2. Các mặt đối lập luôn gắn bó, tác động lẫn nhau.
  3. Các mặt đối lập luôn bài trừ, gặt bỏ lẫn nhau.
  4. Các mặt đối lập luôn tác động, gắn bó, gạt bỏ nhau

Câu 23: Hiện tượng cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động nào dưới đây?

  1. Hoá học. B. Cơ học. C. Sinh học.             D. Vật lý.

Câu 24: Triết học Mác được coi là chủ nghĩa duy vật biện chứng vì

  1. Thế giới quan duy tâm và phương pháp luật siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau.
  2. Thế giới quan duy vật và phương pháp luật biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
  3. Thế giới quan duy vật và phương pháp luật siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau.
  4. Thế giới quan duy tâm và phương pháp luật biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.

Câu 25: Quan niệm giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước thuộc thế giới  quan của trường phái Triết học nào sau đây?

  1. Nhị nguyên luận. B. Duy vật. C. Biện chứng.          D. Duy tâm.

Câu 26: Quan niệm ý thức có trước và  sản sinh ra giới tự nhiên, thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây?

  1. Duy tâm. B. Nhị nguyên luận. C. Duy vật.               D. Biện chứng.

Câu 27: Trong quá trình học tập chúng ta nên ủng hộ quan điểm nào dưới đây?

  1. Tích lũy dần về lượng.
  2. Luôn luôn phải có sự ra đời của chất mới.
  3. Lượng biến đổi đến điểm nút thì nên dừng lại.
  4. Cần phải tích lũy nhanh chóng về lượng.

Câu 28: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học?

  1. Cạnh tranh là 1 quy luật tất yếu của nền sản xuất hàng hóa.
  2. Mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
  3. Không có sách thì không có kiến thức.
  4. Trong 1 tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương 2 cạnh góc vuông.

Câu 29: Cần xác định phạm vi tồn tại của mâu thuẫn là

  1. có trong nhiều sự vật hiện tượng.
  2. có trong mọi sự vật hiện tượng.
  3. có trong ý thức của con người.
  4. có trong xã hội và một số sự vật hiện tượng.

Câu 30: Em không đồng ý với quan điểm nào trong các quan điểm sau đây?

  1. Học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
  2. Cái dễ thì không cần phải học tập vì ta đã biết và có thể làm được.
  3. Kiên trì, nhẫn lại, không chùn bước trước những vấn đề khó khăn.
  4. Tích luỹ dần dần.

Câu 31: Trong những câu ca dao, tục ngữ sau đây, câu nào thể hiện yếu tố biện chứng?

  1. Đèn nhà ai nhà ấy rạng B. Trời sinh voi trời sinh cỏ
  2. Khẩu xà tâm phật D. Tre già măng mọc

Câu 32: Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì

  1. Chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng.
  2. Lượng biến đổi chậm, chất biến đổi nhanh chóng.
  3. Cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ.
  4. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.

Câu 33: Phương pháp xem xét các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ ràng buộc, tác động lẫn nhau và phát triển không ngừng là

  1. Phương pháp luận lịch sử. B. Phương pháp luận hình thức.
  2. Phương pháp luận siêu hình. D. Phương pháp luận biện chứng.

Câu 34: Những sự vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn .. là nội dung của khái niệm

  1. Phát triển. B. Vận động sinh học. C. Vận động xã hội .  D. Vận động.

Câu 35: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào sau đây?

  1. Vật lý. B. Hoá học. C. Xã hội.                 D. Cơ học.

Câu 36: Dựa trên cơ sở nào dưới đây, người ta phân chia thành thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm?

  1. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
  2. Giải quyết vấn mặt thứ nhất của triết học.
  3. Vấn đề cơ bản của triết học.
  4. Giải quyêt mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học.

Câu 37: Khi bàn về câu tục ngữ “Già néo đứt dây” em sẽ phê phán quan điểm nào sau đây?

  1. Không để lượng biến đổi đến điểm nút.
  2. Cứ để lượng biến đổi và chất mới ra đời.
  3. Hạn chế sự biến đổi về lượng.
  4. Tuyệt đối không để chất mới ra đời.

Câu 38: Các sự vật, hiện tượng  tồn tại được là do

  1. Chúng luôn vận động. B. Chúng đứng yên.
  2. Sự cân bằng của sự vật hiện tượng. D. Chúng luôn biến đổi.

Câu 39: Trong các câu ca dao, tục ngữ  sau đây, câu nào thể hiện yếu tố siêu hình?

  1. Đèn nhà ai nhà nấy rạng B. Rút dây động rừng
  2. Nước chảy đá mòn D. Tre già măng mọc

Câu 40: Sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là

  1. Sự tăng trưởng. B. Sự phát triển. C. Sự tiến hoá.          D. Sự tuần hoàn.

 

———————————————–

———– HẾT ———-