Đề kiểm tra giữa kì

Lượt xem:

Đọc bài viết

TRƯỜNG THPT ĐĂK MIL

 

ĐỀ KIỂM TRA

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11

Thời gian làm bài:  phút;

(40 câu trắc nghiệm)

 

Mã đề thi 169

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………… lớp: ………………………..

 

Câu 1: Nhận định “Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của tồn tại xã hội” thuộc nội dung nào dưới đây?

  1. Nhiệm vụ của sản xuất của cải vật chất. B. Chức năng của sản xuất của cải vật chất.
  2. Ý nghĩa của sản xuất của cải vật chất. D. Vai trò của sản xuất của cải vật chất.

Câu 2: Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu kinh tế nào sau đây là quan trọng nhất?

  1. Cơ cấu tăng trưởng kinh tế. B. Cơ cấu vùng kinh tế.
  2. Cơ cấu ngành kinh tế. D. Cơ cấu thành phần kinh tế.

Câu 3: “Áp dụng các biện pháp đổi mới kĩ thuật và công nghệ, hợp lí hóa sản xuất” là nội dung thuộc

  1. vận dụng quy luật giá trị. B. chức năng cơ bản của thị trường.
  2. ý nghĩa của sự phát triển kinh tế. D. tác động của quy luật giá trị.

Câu 4: Quá trình sản xuất của cải vật chất là sự kết hợp của những yếu tố cơ bản nào sau đây?

  1. Tư liệu lao động, sức lao động và lực lượng sản xuất.
  2. Sức lao động, tư liệu lao động và công cụ lao động.
  3. Sức lao động, tư liệu lao động và tư liệu sản xuất.
  4. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

Câu 5: Tư liệu lao động được chia thành

  1. hai loại. B. ba loại. C. bốn loại.               D. chỉ một loại.

Câu 6: Thị trường có chức năng

  1. lưu thông hàng hóa. B. cất trữ.
  2. thông tin. D. thanh toán.

Câu 7: Tư liệu sản xuất là sự kết hợp của

  1. đối tượng lao động và công cụ lao động. B. đối tượng lao động và tư liệu lao động.
  2. đối tượng lao động và sức lao động. D. công cụ lao động và sức lao động.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đảm bảo cho một cơ cấu kinh tế hợp lý?

  1. Gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế.
  2. Dốc toàn lực cho tăng trưởng kinh tế.
  3. Phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại.
  4. Phát huy được mọi tiềm năng, nội lực của nền kinh tế.

Câu 9: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?

  1. Giá trị sử dụng và giá trị tiêu dùng. B. Giá trị trao đổi và giá trị.
  2. Giá trị sử dụng và giá trị. D. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng.

Câu 10: Giá trị xã hội của hàng hóa được tính bằng

  1. công sức bỏ ra và vốn đầu tư. B. chi phí sản xuất và sức lao động.
  2. chi phí sản xuất và lợi nhuận. D. công sức bỏ ra, vốn đầu tư và lợi nhuận.

Câu 11: Tiền tệ thực hiện được chức năng cất trữ là vì

  1. tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị.
  2. tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị sử dụng.
  3. tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị trao đổi.
  4. tiền giúp cho việc trao đổi hàng hóa diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.

Câu 12: Theo em, trước sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu hiện nay để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế chúng ta cần tăng cường

  1. chăm lo phát triển nguồn lực con người. B. bảo vệ môi trường.
  2. xây dựng nông thôn mới. D. quy hoạch lại nền kinh tế.

Câu 13: Hàng hóa xuất hiện khi

  1. chế độ phong kiến ra đời. B. có quá trình sản xuất ra của cải vật chất.
  2. chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời. D. nền sản xuất hàng hóa ra đời.

Câu 14: Để chủ động trước tác động của quy luật giá trị, khi giá cafe tăng người nông dân cần

  1. chặt cao su để trồng cafe.
  2. cải tiến kĩ thuật trên diện tích có sẵn.
  3. tăng thêm diện tích trồng cafe.
  4. huy động mọi nguồn lực để đầu tư hết vào cafe.

Câu 15: Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng cơ bản của thị trường?

  1. Thực hiện giá trị sử dụng và giá trị.
  2. Thông tin.
  3. Thanh toán.
  4. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

Câu 16: Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng của tiền tệ?

  1. Cất trữ. B. Thông tin.
  2. Lưu thông hàng hóa. D. Thanh toán.

Câu 17: Bà A mang cafe ra đại lí bán lấy tiền mua xe máy. Trong trường hợp này tiền tệ thực hiện chức năng nào sau đây?

  1. Phương tiện lưu thông. B. Thước đo giá trị.
  2. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán.

Câu 18: Theo em, một quốc gia không giàu về tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn có thể trở thành một cường quốc kinh tế, nếu ở đó

  1. có đối tượng lao động dồi dào. B. có quy mô kinh tế trình độ cao.
  2. có công cụ sản xuất hiện đại. D. có sức lao động chất lượng cao.

Câu 19: Việc cải tiến khoa học kĩ thuật sẽ làm cho

  1. giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội. B. giá trị cá biệt cao hơn giá trị trao đổi.
  2. giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội. D. giá trị cá biệt thấp hơn giá trị trao đổi.

Câu 20: Quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa là

  1. quy luật cạnh tranh. B. quy luật giá trị.
  2. quy luật thị trường. D. quy luật cung cầu.

Câu 21: Quy luật giá trị yêu cầu: Việc sản xuất và lưu thông hàng hóa phải

  1. căn cứ vào cơ sở thời gian hao phí lao động cá biệt.
  2. dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết.
  3. căn cứ vào cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết.
  4. dựa vào sự lên xuống của giá cả thị trường.

Câu 22: Nếu gia đình mình có một khoản tiền “nhàn rỗi” em sẽ đề nghị cha mẹ:

  1. gửi ngân hàng. B. đầu tư mua tiền ảo.
  2. cho vay nóng lấy lãi suất cao. D. đầu tư vào mua cổ phiếu.

Câu 23: Bản chất của tiền tệ là

  1. thước đo giá trị. B. phương tiện trao đổi.
  2. vật ngang giá chung. D. phương tiện cất trữ.

Câu 24: Nội dung nào dưới đây không thuộc sự tác động của quy luật giá trị?

  1. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
  2. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
  3. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng.
  4. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Câu 25: Trong điều kiện sản xuất bình thường, câu thành ngữ “Tiền nào, của nấy” khiến ta liên tưởng đến chức năng nào sau đây của tiền tệ?

  1. Thanh toán. B. Thước đo giá trị.
  2. Cất trữ. D. Lưu thông hàng hóa.

Câu 26: Để thu được nhiều lợi nhuận người sản xuất cần phấn đấu để giảm

  1. giá trị trao đổi. B. thời gian lao động xã hội cần thiết.
  2. giá trị cá biệt. D. giá trị xã hội.

Câu 27: Yếu tố nào dưới đây là tiêu biểu cho các thời đại kinh tế khác nhau?

  1. Tư liệu sản xuất. B. Tư liệu lao động.
  2. Đối tượng lao động. D. Công cụ sản xuất.

Câu 28: Đảng ta xác định: Phát triển giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu để

  1. tăng tỉ trọng sản phẩm công nghiệp và giảm dần tỉ trọng sản phẩm dịch vụ.
  2. chăm lo phát triển nguồn lực con người.
  3. tăng tỉ trọng sản phẩm nông nghiệp và giảm dần tỉ trọng sản phẩm công nghiệp.
  4. chạy theo tăng trưởng kinh tế.

Câu 29: Thị trường xuất hiện và phát triển cùng với

  1. sự ra đời và phát triển của tiền tệ trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
  2. sự ra đời và phát triển của sản xuất và khoa học kĩ thuật.
  3. sự ra đời và phát triển của sản xuất và tiền tệ.
  4. sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Câu 30: Để phát triển kinh tế, các quốc gia không chỉ chú ý thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn phải có

  1. chính sách dân số phù hợp. B. chính sách giáo dục phù hợp.
  2. chính sách y tế phù hợp. D. chính sách văn hóa phù hợp.

Câu 31: Giá trị hàng hóa được căn cứ vào

  1. thời gian lao động xã hội cần thiết.
  2. chi phí để sản xuất ra hàng hóa đó.
  3. hao phí thời gian lao động cá biệt.
  4. hao phí sức lao động để làm ra hàng hóa đó.

Câu 32: Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, yếu tố giữ vai trò quyết định là

  1. sức lao động. B. công cụ sản xuất. C. tư liệu lao động.    D. kết cấu hạ tầng.

Câu 33: Nội dung nào dưới đây thuộc sự tác động của quy luật giá trị?

  1. Yêu cầu việc trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở ngang giá.
  2. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
  3. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
  4. Thực hiện hay thừa nhận giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa.

Câu 34: Trước tác động phân hóa giàu – nghèo của quy luật giá trị Nhà nước đã

  1. kịp thời điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
  2. phấn đấu giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hóa.
  3. ban hành và thực hiện các chính sách xã hội.
  4. xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường.

Câu 35: Quy luật giá trị có

  1. hai tác động B. bốn tác động. C. ba tác động.         D. năm tác động.

Câu 36: Việc vi phạm quy luật giá trị sẽ làm cho

  1. nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng thừa.
  2. nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng thiếu.
  3. nền kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát.
  4. nền kinh tế mất cân đối và rối loạn.

Câu 37: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua

  1. giá trị xã hội. B. giá trị trao đổi. C. giá trị sử dụng.     D. giá cả thị trường.

Câu 38: Ông H kinh doanh cafe, nông sản. Cứ mỗi năm ông ra cơ quan thuế làm thủ tục kê khai nộp thuế. Trong trường hợp này tiền tệ thực hiện chức năng nào sau đây?

  1. Phương tiện thanh toán. B. Phương tiện cất trữ.
  2. Thước đo giá trị. D. Phương tiện lưu thông.

Câu 39: Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp người sản xuất giành được

  1. lợi nhuận lớn nhất. B. lợi ích kinh tế lớn nhất.
  2. khách hàng nhiều nhất. D. thị trường bán hàng rộng nhất.

Câu 40: Quá trình sản xuất của cải vật chất gồm những yếu tố nào sau đây?

  1. Sức lao động và tư liệu sản xuất. B. Sức lao động và tư liệu lao động.
  2. Sức lao động và đối tượng lao động. D. Sức lao động và lực lượng sản xuất.

 

———————————————–

———– HẾT ———-