DE KH HKI – NGU VAN 10

Lượt xem:

Đọc bài viết

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1, NĂM HỌC 2018-2019
Môn Ngữ văn – Lớp 10
(Thời gian làm bài 90 phút)

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Phương Liên – Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2005, trang 36, 37)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào?
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng.
Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 7-10 dòng trình bày suy nghĩ của em về câu: Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kip.
II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.

— Hết —

Họ và tên học sinh: …………………………………………… Số BD:……………

HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu Nội dung Điểm
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị Luận 0.5
2 Theo tác giả, thời gian có những giá trị là:
Thời gian là vàng
Thời gian là sự sống
Thời gian là thắng lợi
Thời gian là tiền
Thời gian là tri thức
-> Thời gian là vô giá. 1
3 – Biện pháp tu từ chính được sử dụng là phép điệp (điệp từ ngữ và điệp cấu trúc: thời gian, thời gian là…)
– Tác dụng: Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người. 1
4 Học sinh có thể chọn và lí giải giá trị của thời gian mà bản thân tâm đắc miễn là có tính thuyết phục cao. 1.5
PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng
– Biết cách làm bài nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Bài văn có đủ ba phần, có hình thức và nội dung
– Xây dựng luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng
2. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách, lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, cần làm rõ được các ý chính sau:
Phần Nội dung Điểm
Mở bài – Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
– Dẫn dắt được vấn đề nghị luận 0.5
Thân bài
* Vẻ đẹp của bức tranh thiện nhiên:
Hình ảnh bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được miêu tả: cây hòe, hoa lựu, hoa sen.
+ Sắc thái của cảnh vật: Cây hòe “đùn đùn”, Hoa lựu “phun”, Hoa sen “tiễn mùi hương”- ngát mùi hương.
=> Dùng các động từ mạnh, tình từ sắc thái hóa góp phần diễn tả một bức tranh thiên nhiên mùa hè tràn đầy sức sống. Nguồn sống ấy như tạo ra sự thôi thúc từ bên trong, đang ứ căng, đang tràn đầy trong lòng thiên nhiên vạn vật, không kìm hãm lại được, khiến chúng phải “giương” lên, “phun” ra hết lớp này đến lớp khác.
+ Sắc thái âm thanh của cuộc sống: Dấu hiệu của sự sống con người “lao xao chợ cá”. Dấu hiệu sự sống của thiên nhiên “ dắng dỏi cầm ve”
=> Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được miêu tả vào thời điểm cuối ngày nhưng không gợi cảm giác ảm đạm. Ngược lại đây là một bức tranh thiên nhiên tràn đầy nhựa sống. Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống con người rộn rã những âm thanh tươi vui. Điều đó cho thấy tác giả có sự giao cảm mạnh mẽ và tinh tế với thiên nhiên cảnh vật và cuộc sống con người.

2.5
* Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi:
– “Rồi” diễn tả khoảng thời gian rảnh rỗi, tâm hồn thư thái, thanh thản. Đây là hoàn cảnh lí tưởng cả khách quan và chủ quan để Nguyễn Trãi làm thơ và yêu say cái đẹp. Nhà thơ đã mở rộng tâm hồn thơ, huy động nhiều giác quan và sự liên tưởng đề cảm nhận, diễn tả những vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên.
– Khao khát cao đẹp: có được “Ngu cầm”- đàn của vua Ngu Thuấn, bậc minh quân gắn với khúc hát Nam phong- mơ ước cho nhân dân có được cuộc sống no đủ.
– Câu thơ cuối- điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai, tác giả kì vọng về cuộc sống thái bình, ấm no, hạnh phúc cho tất cả mọi người, ở mọi nơi.
=> Khát vọng cao cả, đẹp đẽ của một con người hết lòng vì dân vì nước. 2.5

Kết luận Kết thúc vấn đề hợp lí 0.5