Đề bài viết số 6 – Ngữ văn k11, k12

Lượt xem:

Đọc bài viết

BÀI VIẾT SỐ 6
Môn Ngữ văn – lớp 11
I. Yêu cầu:
– Hình thức: Tự luận
– Biết vận dụng các thao tác lập luận để viết bài nghị luận văn học.

II. ĐỀ
Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử.
Theo anh (chị), phải làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?

HƯỚNG DẪN CHẤM

1. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng :
– Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học. Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo, hạn chế tối đa các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể trình bày nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

Phần Nội dung Điểm
Mở bài Giới thiệu về thực trạng thiếu trung thực trong thi cử hiện nay 1.0

Thân bài a. Giải thích thái độ thiếu trung thực trong thi cử.
– Thiếu trung thực là không thực hiện đúng quy chế thi cử.
– Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận trong thi cử như mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, nhờ người thi hộ. 1.0
b. Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh
– Học trò lười học, học không hết bài mà muốn được điểm cao nên có thái độ gian lận,thiếu trung thực.
Người làm công tác coi thi:
+ Không chấp hành đúng quy chế thi cử: không chấp hành đúng các bước coi thi, chấm thi.
+ lờ đi, dễ dãi, mặc kệ thí sinh dung tài liệu.
+ Một số cán bộ coi thi còn làm bài, chỉ bài cho thí sinh.
2.0

2.0

C. Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử
Con người vi phạm pháp luật
– xã hội đào tạo, sử dụng những con người không có thực tài dẫn đến những tác hại không nhỏ.
– Làm hỏng nhiều thế hệ con người. 1,5
e. Biện pháp khắc phục
– Giáo dục con người có ý thức tôn trọng mình, tôn trọng phapsluaatj.
– Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất
– Khen thưởng, động viên kịp thời những người gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay. 1.5
Kết bài – Đánh giá chung: thái độ thiếu trung thực trong thi cử.
– Khẳng định việc chống lại thái độ sai trong thi cử là công việc của toàn xã hội.
1.0

BÀI VIẾT SỐ 6
Môn: Ngữ văn – lớp 12
I. MA TRẬN ĐỀ
1. Yêu cầu:
– Hình thức: Tự luận
– Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học về văn nghị luận viết bài văn nghị luận văn học.
II.ĐỀ
Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chái trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

HƯỚNG DẪN CHẤM

1. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:
– Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học. Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo, hạn chế tối đa các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về nội dung:
Thí sinh có thể bộc lộ quan điểm của mình theo những cách khác nhau nhưng cần chân thành, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được một số ý chính sau:
Phần
Nội dung
Điểm
Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật người đàn bà hàng chài.

1,0

Thân bài

1. Tên tuổi
– Không tên tuổi cụ thể, gọi phiếm định “người đàn bà hàng chài”, “mụ”.
2. Vóc dáng ngoại hình
– Thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”- đó là hình anh một con người lam lũ, mất hết sinh lực, niềm vui, sức sống.
– Nghèo khổ, nhọc nhằn (lưng áo bạc phếch)
– Mặc cảm, tự ti ( dáng vẻ lúng túng)
=> Nhà văn thể hiện nỗi xót thương cho số phận con người ngay khi miêu tả ngoại hình, dáng vẻ của nhân vật. 1,0

2,0

3. Số phận đau khổ, bất hạnh.
– Một người đàn bà bất hạnh, nhẫn nhục chịu đựng (người đàn bà bị đánh)
– Người đàn bà chịu những nỗi đau khổ chồng chất: mệt mỏi sau những đêm thức trắng kéo lưới, chịu đựng những trận đòn của 2,0

4.Vẻ đẹp tâm hồn và tính cách
â.Vẻ đẹp của một người từng trải sâu sắc.
– Nguyên nhân vũ phu của người chồng: do hoàn cảnh ép buộc chứ không phải bản chất
– Người đàn bà hàng chài cần một người đàn ông trên thuyền để chèo chống khi phong ba bão táp ập đến.

b.Vẻ đẹp khoan dung, nhân hậu, độ lượng: thiên chức của người phụ nữ.
– Chị không trách chồng mà kéo tội lỗi về phía mình (vẻ đẹp nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam)
– Chị chấp nhận những trận đòn như một cách giải tỏa những bức bách, u uất trong lòng người chồng -> hi sinh cao cả, chị hiểu chồng mình
– Chị thấy trong chuyện này mình là người có lỗi.
c. Vẻ đẹp tình mẫu tử thiêng liêng
– Người mẹ này vừa thương con vô cùng, khi vô tình để thằng bé Phác nhìn thấy cảnh trái ngang -> vừa đau đớn, vừa xấu hổ
– Van nài đứa con, ôm chầm lấy nó -> sợ nó hành động dại dột với bố nó.
– Khi nhắc đến cảnh hòa thuận trên thuyền, chị hạnh phúc khi “ngồi nhìn đàn con chúng nó được ăn ngon”, “khuôn mặt xám xịt của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười” 1,0

1,0

1,0

Kết bài +Đánh giá chung về tác phẩm, về nhân vật .
+ Mở rộng vấn đề
1,0

Lưu ý
– Chỉ cho điểm tối đa ở các ý khi bài làm đảm bảo tốt yêu cầu về diễn đạt.
– Bài làm cần có dẫn chứng phong phú, minh họa cho mỗi luận điểm.