BÀI VIẾT SỐ 5,6 KHÔI 12
Lượt xem:
BÀI VIẾT SỐ 5 KHỐI 12 (12A1, 12A4)
I. Đề: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong cảnh ngộ từ khi bị bắt về làm dâu trừ nợ đến khi trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
II. Đáp án
Nội dung Điểm
1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, nhân vật.
– Vợ chồng A Phủ là một trong ba truyện ngắn của tập Truyện Tây Bắc được Tô Hoài sáng tác trong những ngày tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc 1952.
– Mị là một trong những hình tượng nhân vật thành công tiêu biểu trong văn xuôi của Tô Hoài thời kì 1945 – 1975 viết về đề tài miền núi.
– Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị chính là biểu hiện khát vọng sống tự do của con người không chịu áp bức bóc lột. 0,5
2. Thân bài:
a) Mị khi về làm dâu trừ nợ
– Mị là người con gái nhan sắc, tâm hồn dào dạt chất thơ, chất nhạc, nhảy cảm, khát khao yêu đương và từng được yêu. Từ ngày bị bắt về làm dâu trừ nợ phải thu mình lại trong cái vỏ trơ lì, cam chịu. Tuổi xuân của Mị bị cầm cố và sức sống, ý thức sự sống của cô như cạn kiệt dần đi. Mị lao động như một kẻ khổ sai.
– Mị vẫn ý thức về quyền sống, quyền hạnh phúc vốn có của một con người. Mị muốn chết, ý định tự tử bằng lá ngón, nhưng vì cha mà không thể chết. Mị lên tiếng phủ nhận xã hội vi phạm nhân quyền, dân quyền; dù rằng sự phản kháng ấy yếu ớt và tiêu cực.
0,5
0,5
b) Sức sống của Mị vào đêm tình mùa xuân
– Đất trời sang xuân, tiếng sáo gọi bạn tình cứ thiết tha, bồi hồi “tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng” -> Với Mị, tiếng sáo gọi bạn là biểu tượng lôi cuốn nhất của mùa xuân, của khát vọng hạnh phúc.
– Men rượu: “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu, Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say…”
– Mị vượt ra khỏi những năm tháng nguội lanh, sống lại niềm ham sống của tuổi trẻ: “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng…Mị trẻ lắm. Mị vẩn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.
– Sức sống bấy lâu tưởng đã tắt lịm bỗng bật trào dậy:
+ Phản ứng đầu tiên: “ Nếu có lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại” -> Ý thức được tình cảnh đau xót của mình.
+ Khát vọng tình yêu và tự do trỗi dậy không dứt trong tâm hồn “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo”.
+ Hành động: “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu cho sáng”, quấn lại tóc, lấy cái váy hoa, sửa soạn đi chơi tết -> hành động như một con người tự do, theo tiếng gọi của lòng mình.
– Lòng ham sống bị vùi dập phũ phàng: Mị bị A Sử trói vào cột -> Mị sống trong sự giằng xé giữa niềm khao khát sống tự do và thực tại nghiệt ngã: Mị quên những đau đớn về thể xác để sống với tiếng sáo “tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi…” nhưng khi Mị “vùng bước đi” thì những vòng dây trói thít Mị lại, chỉ còn “tiếng chân ngựa đạp vào vách… Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa” -> Thực tại phũ phàng bóp chết mọi khao khát sống trong Mị.
0,5
0,5
0,5
1,5
1,0
c) Sức sống của Mị trong đêm đông trên núi cao
– Mị đã thấy A Phủ bị trói đứng ở cọc từ nhiều đêm trước. Mị vẫn thản nhiên hơ tay, sưởi lửa và chỉ còn biết ở với ngọn lửa.
– Dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức đời sống ý thức và tình cảm của Mị -> Sự xót thương của những người đồng cảnh ngộ: ý nghĩ cứu A Phủ trỗi dậy mạnh hơn cả nỗi lo sợ cho chính mình.
– Mị cởi trói cho A Phủ cũng là tự cởi trói cho cuộc đời mình -> Chạy trốn theo A Phủ -> Hành động đấu tranh tự phát.
1,0
1,0
1,0
d) Nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc; trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo; ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thẫm đẫm chất thơ,… 1,0
3. Kết bài: Ngòi bút của Tô Hoài thấm nhuần tinh thần nhận đạo, thể hiện ở niềm tin và sự trân trọng niềm khao khát vươn lên đời sống tự do và hạnh phúc của những con người bị đoạ dày đau khổ. Chính những khát vọng tự do và sự phản kháng mạnh mẽ trong con người Mị và A Phủ sẽ khiến họ nhanh chóng đến với cách mạng, để giải phóng triệt để số phận của mình và những người nghèo khổ khác. Đó cũng chính là ý nghĩa nhân bản sâu sắc của tác phẩm. 0,5
BÀI VIẾT SỐ 6 KHỐI 12 (12A1, 12A4)
I. Đề: Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
II. Đáp án
Nội dung Điểm
1. Mở bài
– Giới thiệu vài nét lớn về tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu hình tượng cây xà nu trong truyện. 0,5
2. Thân bài
a) Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt trong tác phẩm, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm
– Mở đầu, kết thúc tác phẩm là hình tượng cây xà nu với đồi xà nu, rừng xà nu.
– Không dưới 20 lần tác giả nhắc tới cây xà nu và xà nu được gợi tả từ nhiều góc độ khác nhau.
– Cây xà nu được miêu tả trong sự gắn bó với con người, trở thành biểu tượng cho con người – biểu tượng cho tinh thần bất khuất và sức sống bất diệt của dân làng Xô Man, con người Tây Nguyên.
0,5
0,5
1,0
b) Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Man.
– Cây xà nu gần gũi với đời sống của người dân Xô Man, là chứng nhân của những sự kiện quan trọng xảy ra với họ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì.
– Xà nu gắn bó với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như đã từ ngàn đời nay thân thuộc với dân làng.
– Xà nu còn tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống làng Xô Man.
0,75
0,5
0,75
c) Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng
– Đặc tính “ham ánh sáng” của cây xà nu tượng trưng cho niềm khao khát tự do, lòng tin vào lý tưởng cách mạng của người dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam.
– Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến những mất mát, đau thương vô bờ mà đồng bào ta đã trải qua trong thời kỳ cách mạng miền Nam bị khủng bố ác liệt.
– Sự tồn tại kỳ diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt, tàn phá thể hiện sự bất khuất, kiên cường, sự vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù.
– Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu cùng sự rộng lớn, bạt ngàn của rừng xà nu gợi nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên đoàn kết bên nhau kháng chiến.
1,0
1,0
1,0
1,0
d) Nghệ thuật
– Kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, khi dựng lên hình ảnh cả khu rừng, khi đặc tả cận cảnh một số cây.
– Phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan trong việc miêu tả những cây xà nu với vóc dáng đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm, ngời xanh dưới ánh nắng…
– Miêu tả cây xà nu trong sự so sánh, đối chiếu thường xuyên với con người. Các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hùng vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên đồng thời gợi nhiều suy tưởng sâu xa về con người, về đời sống.
– Giọng văn đầy biểu cảm với những cụm từ được lặp đi lặp lại gây cảm tưởng đoạn văn giống như một đoạn thơ trữ tình. 1,0
3. Kết bài
Hình tượng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Nó được dùng như một ẩn dụ gợi cho người đọc nghĩ đến con người Tây Nguyên yêu tự do, dồi dào sức sống, bất khuất kiên trung, thủy chung với cách mạng. 0,5