BÀI VIẾT SỐ 5,6 KHỐI 11

Lượt xem:

Đọc bài viết

BÀI VIẾT SỐ 5 KHỐI 11 (11A8)

1. Đề: Phân tích nghệ thuật trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng.
2. Đáp án
* Yêu cầu về kĩ năng
– HS biết cách phân tích một đoạn trích văn xuôi; biết xây dựng luận điểm, lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
– Hành văn trôi chảy, bài làm có bố cục rõ ràng.
* Yêu cầu về kiến thức: HS cần phải đảm bảo các ý sau:
Phần Nội dung Điểm
Mở bài – Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu nghệ thuật trào phúng của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia 0.5

Thân bài – Xây dựng tình huống trào phúng: từ một tình huống trào phúng cơ bản (hạnh phúc của một gia đình có đám tang), nhà văn còn tạo nên các tình huống nhỏ khác nhau hết sức độc đáo. 1.0
– Xây dựng nên các bức chân dung trào phúng: Mỗi nhân vật có một niềm hạnh phúc riêng nhưng tất cả đều phơi bày thói đạo đức giả, đểu cáng, rởm đời. Nhà văn phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc. Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật.
+ Các thành viên của “tang gia”: cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, ông Phán mọc sừng, cô Tuyết, câu tú Tân không ai đau khổ vì cái chết của người thân mà đều vui vẻ, sung sướng vì phần gia tài sắp được hưởng. Ai cũng lo hoàn thành vai diễn của mình. Đó là những kẻ đại bất hiếu đang diễn trò chí hiếu.
+ Người ngoài tang quyến: cảnh sát hết lòng “trông nom” đám ma vì đang lúc thất nghiệp lại được dịp kiếm tiền; bạn thân cụ cố Hồng có dịp để khoe các thứ bội tinh và các thứ râu ria trên mép, dưới cằm; “giai thanh gái lịch” sang trọng coi đây là cơ hội để tán tỉnh nhau; Xuân Tóc Đỏ càng danh giá, uy tín càng cao. 1.0

2.5

1.5
– Phát hiện ra những chi tiết trào phúng đắt và sắc sảo để tự đối tượng bộc lộ bản chất xấu xa, kệch cỡm của nó: Cậu tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc lưng cong, hoặc lau mắt thế này thế nọ… để chụp ảnh kỉ niệm; tiếng khóc “Hứt!… Hứt!… Hứt!…” của ông Phán mọc sừng. 1.5
– Ngôn ngữ trào phúng:
+ Cách so sánh, ví von hài hước.
+ Cách đặt câu chứa đựng những mâu thuẫn, nghịch lý, đảo lộn thật – giả, tốt – xấu.
+ Cách tạo giọng văn: hài hước, sâu sắc, thú vị; kết hợp miêu tả với những lời nhận xét, bình luận, nói ngược thâm thúy. 1.5
Kết bài – Hạnh phúc của một tang gia là một màn bi hài kịch phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình, đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám.
– Khẳng định tài năng của nhà văn Vũ Trọng Phụng. 0.5